Tốc độ tải trang web nó phản ánh nhiều điều liên quan đến website – một công cụ quan trọng trong bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Thời gian tải trang ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người truy cập web và đây là yếu tố xếp hạng quan trọng trong việc SEO website. Việc website tải chậm xuất phát từ nhiều nguyên nhân, tuy nhiên ảnh hưởng của nó lớn nhất chính là khiến thứ hạng website trên Google bị giảm mạnh, gián tiếp khiến việc quảng bá của doanh nghiệp thông qua website kém hiệu quả hơn hẳn. Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một vài nguyên nhân và giải pháp tăng tốc độ tải trang web hiệu quả thông qua việc tối ưu code.
Các nguyên nhân làm giảm tốc độ tải trang web
Do cấu hình host chưa tốt
Đây là nguyên nhân khách quan, thường xảy ra khi bạn chẳng may chọn một cấu hình server thấp, bảo mật kém, khoản cách địa lý quá xa, quá tải lượt truy cập… Theo thống kê, nguyên nhân này chiếm khoảng 20% trong các trường hợp khiến website giảm tốc độ load trang. Tuy nhiên với nguyên nhân này, lại không có phương pháp sửa chữa nào ngoại trừ việc phòng ngừa ngay từ ban đầu. Do đó, hãy cẩn thận lựa chọn một nhà cung cấp hosting có nhiều kinh nghiệm, uy tín, có hệ thống hạ tầng tốt… đồng thời mạnh dạn bỏ chi phí để mua gói dịch vụ tốt để cải thiện tăng tốc độ tải trang web là điều rất quan trọng.
Cài quá nhiều plugin không cần thiết
Một số người xây dựng và quản trị website có thói quen là tích hợp tất cả plugin, phần mềm hỗ trợ mà thêm những tính năng cụ thể khiến database trở nên cồng kềnh, CPU của host phải xử lý nhiều truy vấn hơn, kích cỡ của web lớn hơn… vô hình chung website bị chậm đi hẳn khi truy cập. Do đó, phương án tốt nhất chính là “less is more”, bạn hãy thử kiểm tra tốc độ tải trang của bạn thông qua GTMetrix hoặc Google Pagespeed Insights. Nếu tốc độ tải trang đang yếu, bạn hãy xóa bỏ các plugin không cần thiết và thường xuyên cập nhật plugin để website tải mượt mà hơn.
Sử dụng quá nhiều hình ảnh dung lượng nặng
Ai cũng biết những hình ảnh có dung lượng cao trông chúng sẽ rất đẹp và sắc nét, nhưng nếu bạn cứ tải thẳng những tấm ảnh có dung lượng tối thiểu đến 4MB, và cứ nhiều tấm được update liên tục thì quả thật liệu website nào có thể kham nổi, và người dùng làm sao thấy được những hình ảnh đó khi tốc độ load quá chậm? Bên cạnh đó, nếu bạn tham quảng cáo, chèn quá nhiều quảng cáo hoặc sử dụng những loại quảng cáo có code không được tối ưu có thể ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ load web. Do đó, tốt nhất là hãy tải những ảnh có dung lượng tối ưu, hạn chế việc đăng tải quảng cáo trên website nếu bạn muốn cải thiện trải nghiệm truy cập người dùng. Hãy chọn ảnh có tính năng “Save for Web” khi sử dụng các phần mềm chỉnh sửa ảnh để tối ưu tỉ lệ giữa chất lượng hình và kích thước file, như vậy sẽ giúp tăng tốc độ tải trang web tốt hơn
Chưa tối ưu hóa mã code
Đây là một trong những nguyên nhân thường hay gặp, mất nhiều thời gian sửa và là nguyên nhân chính mà Ideas sẽ đề cập dưới đây. Đôi khi mã code website của bạn chưa được tối ưu, chẳng hạn: không zip source code trong khi truyền tải dữ liệu đến người xem qua đường truyền internet, viết mã và tạo quá nhiều file css và js khiến cho mã nguồn bị cồng kềnh, dư thừa ghi chú trong quá trình xây dựng website. Do đó việc bạn cần làm là loại bỏ những yếu tố không cần thiết để giảm tải dung lượng cho mã nguồn, mà cụ thể chúng tôi sẽ nói đến dưới đây.
Cách tăng tốc độ tải trang web hiệu quả thông qua việc tối ưu code
Tối ưu hóa mã CSS
CSS – Cascading Style Sheet là ngôn ngữ tạo phong cách cho trang web, dùng để điều khiển định dạng và phân biệt cách hiển thị của trang web với nội dung chính của trang bằng cách điều khiển bố cục, màu sắc, và font chữ. Ngôn ngữ CSS được đánh giá là bắt mắt hơn HTML, nhưng bù lại nó cũng kéo tốc độ tải trang web của bạn đi xuống đáng kể nếu bạn không biết cách tối ưu hóa mã CSS. Do đó, phải viết một đoạn mã CSS “hiệu quả”, chẳng hạn thay vì viết
margin-top: 20px;
margin-right: 10px;
margin-bottom: 20px;
margin-left: 10px;
thì bạn nên viết margin: 20px 10px 20px 10px; Ngoài ra còn một số mẹo nhỏ như đặt CSS ở phần đầu của web, dùng công cụ trực tuyến Clean CSS để giúp bạn tối ưu hóa mã CSS của mình.
Tối ưu mã CSS là một cách giúp tăng tốc trang web vô cùng hiệu quả, khi bạn cải thiện được mã CSS thì tốc độ tải trang của bạn sẽ rơi vào khoảng 1-3s cho việc tải trang web. Có một số trang web đã tối ưu CSS rất hiệu quả như: https://mona.solutions, freelancervietnam.vn, bugnetproject.com,… Bạn có thể thấy tốc độ load web của những site này rất nhanh, chính nhờ việc tối ưu mã css đấy!
Giảm thiểu sử dụng Javascript
Để đưa các hiệu ứng hoạt hình lên thiết kế website, người ta thường sử dụng của Javascript. Tuy nhiên, những hiệu ứng từ Javascript đó lại gây tác dụng phụ là khiến trình duyệt bị treo cứng khiến người truy cập cảm thấy phiền phức. Do đó, bạn phải cân nhắc việc sử dụng chúng có thật sự cần thiết cho website của bạn hay không, nên đặt các đoạn mã script ở đâu để tối ưu tốc độ hiển thị. Theo lời khuyên của dân lập trình có kinh nghiệm rằng bạn chỉ để những script thực sự quan trọng có ảnh hưởng toàn trang lên đầu, còn những hiệu ứng phụ như infographic, hoạt hình.. hãy đưa xuống cuối trang. Ngoài ra, bạn liên kết Javascript và CSS từ bên ngoài tốt hơn là chèn thẳng vào trang web. Những file này sẽ được lưu tại bộ nhớ đệm (cache) của trình duyệt và nó không yêu cầu người dùng phải tải lại, góp phần giảm đáng kể thời gian và băng thông của máy chủ cũng như cải thiện tốc độ truy cập.
Lưu tệp có dung lượng lớn ở nơi khác
Công ty lập trình website Mona Media chia sẻ rằng việc quá nhiều người cùng truy cập cùng lúc đồng nghĩa với việc có rất nhiều yêu cầu tải dữ liệu gửi đến máy chủ, có thể khiến website của bạn bị lag. Để giảm tải gánh nặng dữ liệu, bạn có thể chuyển những dữ liệu lớn này sang những website chuyên để lưu trữ và chia sẻ, chẳng hạn như bạn có thể tải ảnh lên ImagaShack, Photobucket hay Flickr và dẫn link về, tải video lên Youtube, tài liệu trên Google Pages… Bằng cách này, máy chủ sẽ giảm đáng kể băng thông tải dữ liệu, do đó việc tải dữ liệu sẽ mượt mà hơn dù có nhiều người truy cập và yêu cầu cùng lúc. Bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ Host tại Mona để có thể được tư vấn hỗ trợ cụ thể.
Giảm bớt các yêu cầu HTTP tới máy chủ
Khi người dùng truy cập website, mỗi đối tượng trên trang web bất kể hình ảnh, script, đường kẻ, video… đều tạo ra yêu cầu để máy chủ tải về. Do đó bạn hãy tưởng tượng giống như tình trạng giao thông, càng nhiều đối tượng thì máy chủ sẽ không xử lý hết nên việc tải về càng lâu hơn. Vì thế, hãy giảm thiểu số đối tượng trên cùng một trang bằng cách nén các file CSS hoặc script lại với nhau. Để nén các file CSS này các bạn sử dụng chương trình sau http://fmarcia.info/jsmin/test.html hoặc http://www.crockford.com/javascript/jsmin.html. Nếu bạn vẫn không biết nên nén những file nào thì bạn hãy sử dụng Google Developers https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights/, nó sẽ giúp bạn chỉ ra file cần nén và hiển thị kết quả làm việc của bạn.
Hy vọng những tip nhỏ trên đây sẽ giúp bạn tối ưu hóa tốc độ tải trang trên website của mình.